
Kaiseki
Thưởng Thức Vô Số Món Ngon Trung Hoa Với Tiệc Dimsum Và Hải Sản Đẳng Cấp 5 Sao Không Giới Hạn Tại KANPAI
Thông tin sản phẩm
Kaiseki thực ra là từ chỉ một loại hình bữa tối truyền thống của xứ sở hoa anh đào bao gồm nhiều món, mỗi món lại bao gồm nhiều khẩu phần nhỏ, mỗi thứ một chút để thực khách nêm nếm, thưởng thức. Ngày xưa người Nhật hay chia bữa ăn thành ba phần với món khai vị như súp trước, các món chính tiếp theo, và món cơm sẽ được dùng sau cùng. Ngày nay ngoài các nhà hàng kaiseki truyền thống thì người Nhật cũng ít dùng bữa theo hình thức kaiseki này do bận rộn. Thường thì một bữa ăn kaiseki truyền thống sẽ gồm các món theo thứ tự:
Canh hoặc súp (nước trong)
Món chiên, món hấp, món hầm, món nướng
Cơm (thường ăn kèm với rau củ và súp miso)
Ngày nay người ta thường quan niệm rằng cơm với canh miso là món trọng tâm của bữa cơm Nhật, dù vậy thực tế là trước đây không lâu cơm được dùng như món sau cùng, ăn theo kiểu tráng miệng ở xứ hoa anh đào. Nhà nào nghèo không đủ tiền để ăn món chính ở trên kia thì mới phải ăn cái phần “tráng miệng” này cho qua bữa thôi.
Một bữa ăn kaiseki truyền thống của Nhật với năm món, món cơm sẽ được dùng cuối với mơ ngâm và súp miso.
Nghe qua thì có vẻ ngược đời vì thường chúng ta vẫn ăn cơm kèm với các món mặn, cuối cùng là món canh hoặc dùng chung trong lúc ăn cơm. Nhưng thói quen đó chỉ có ở nước ta thôi. Thường người Trung Quốc thích dùng canh xong rồi mới ăn cơm, người Hàn Quốc cũng vậy (nếu bạn nào hay coi phim Hàn nhiều sẽ để ý thấy) và người Nhật cũng thế. Vậy tại sao lại có thói quen lạ vậy? Vì cơm là tinh bột, mà tinh bột thì lại chuyển hoá thành… đường.
Mà đã là đường thì sẽ ngọt, ngọt thì chỉ thích hợp để ăn tráng miệng. Những món nhiều đường ăn sau cùng sẽ ít hại tuỵ và da dày, tốt cho sức khoẻ nhiều hơn là ăn đầu bữa. Vì khi đói, nạp nhiều món có chất đường hoặc tinh bột, đường sẽ làm rút nước từ bao tử để hòa tan những thứ đã hấp thu. Chốt lại, ăn đồ ngọt trước bữa chính có thể gây rối loạn tiêu hóa còn ăn sau khi đã no thì dạ dày không hề gì dưới tác động của những chất ấy. Người Tây chuyên ăn tráng miệng sau cùng cũng bởi vì vậy. Thế nên ăn mấy món có đường vào cuối bữa trong lúc bao tử đang tiêu hóa nào là thịt, cá, rau, củ… từ trước đó sẽ hỗ trợ cơ thể hấp thụ đường theo kiểu “bớt tổn thương” hơn. Vậy nên dân Nhật mới cho cơm vào phần cuối của bữa ăn, nằm cùng hàng với các món tráng miệng khác là vì lẽ đó.
Ngoài ra ăn theo kiểu kaiseki còn có cái hay là bạn sẽ giảm được kha khá… lượng muối trong khẩu phần ăn. Thường thì lâu lâu, khi bạn nếm thử 1 món thịt kho mà vị hơi mặn sẽ có ngay câu trả lời từ mẹ “Kho để ăn chung với cơm chứ có phải ăn không đâu”. Vậy nên khi ăn kiểu kaiseki không còn bị ép phải “ăn chung với cơm” nữa nên món đồ ăn buộc phải nhạt bớt đi mới vừa khẩu vị. Nhiều khi do quan niệm ẩm thực khác biệt, nên người Việt mình thường hay chê món Nhật sao mà nhạt nhẽo đến vậy.
Đãi khách quý với nhà hàng keiseki
Ở Nhật các nhà hàng chuyên phục vụ kaiseki thường được gọi là ryotei với thiết kế mô phỏng nhà nghỉ truyền thống.Để thưởng thức kaiseki tại ryotei, thực khách nhiều lúc phải đặt chỗ trước hàng tháng, có khi hàng năm trời. Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng sẽ được thưởng thức món ăn yêu thích của mình vì các ryotei không có menu lẫn signature dish. Quy tắc vàng trong chế biến kaiseki là mùa gì ăn thức nấy, nguyên liệu nào đang ngon thì nấu nguyên liệu đấy. Thường 1 bữa ăn kaiseki tại ryotei sẽ được chia ra làm các phần sau:
Khai vị
Món ăn chơi khai vị (zensai)
Súp nước trong (suimono)
Món sống, thường là cá sống (sashimi)
Món chính
Món nướng (yakimono)
Món hấp (mushimono)
Món hầm (nimono)
Món chiên (agemono)
Món trộn dấm, ngâm dấm, thường là các món salad (sunomono hoặc aemono)
Tráng miệng
Cơm với rau ngâm chua (tsukemono) và súp miso
Trà
Thạch trái cây (nếu có)
Xem các món khác
